Nhận xét chung Totto-chan bên cửa sổ

Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Malaysia, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Thái, tiếng Nga, một số thứ tiếng của Ấn Độ (Hindi, Telugu, Marathi, Malayalam, Oriya...), tiếng Sinhalatiếng Lào. Ở khắp nơi trên thế giới, Totto-chan bên cửa sổ được đón nhận như là truyện đối với các em thiếu nhi, sách tham khảo đối với các phụ huynh học sinh, tài liệu sư phạm đối với các nhà giáo. Ở Nhật Bản, một số chương trong cuốn sách còn được đưa vào nội dung của sách giáo khoa.

"Totto-chan bên cửa sổ" bằng tiếng Việt được dịch giả Anh Thư dịch từ bản tiếng Anh "Totto-chan, the Little Girl at the Window" (do nhạc sĩ kiêm thi sĩ Dorothy Britton dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh năm 1982) Tác phẩm chỉ có 207 trang (tính cả phần phụ lục) được chia thành nhiều chương nhỏ, có đoạn rất ngắn.

Năm 2011, tác phẩm lần đầu tiên chính thức xuất bản tại Việt Nam với bản dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Nhật của dịch giả Trương Thùy Lan. Trong lần xuất bản này, cuốn sách dày 355 trang cùng nhiều tranh minh họa của Iwasaki Chihiro.

Các nhận xét khác:

  • EVăn
Totto-chan bên cửa sổ mang trong mình một thông điệp đúng đắn, nhưng trong 30 năm tồn tại, cuốn sách chưa thể thay đổi xã hội hoặc thay đổi hành vi của số đông người trong xã hội Nhật. Mặc dù vậy, ông Yoshikawa Takeshi khẳng định: "Vì cuốn sách bán rất chạy và cũng là cuốn sách được đọc nhiều nhất trong lịch sử xuất bản ở Nhật, chắc chắn nhiều người đã biết và hiểu được thông điệp của cuốn sách. Trong xã hội luôn có những điều đã trở thành quy ước, không thể thay đổi được. Nhưng dù phải tuân theo những quy ước đó, sâu trong trái tim mọi người vẫn mong muốn làm những gì tự do và thực sự đúng với đam mê.""Tottochan" là bản cáo trạng thầm lặng về một nền giáo dục không có kết quả.
  • Diễn đàn tin tức quốc tế
Tottochan đã nhắc nhở hàng triệu người Nhật Bản về một nền giáo dục mà trẻ em hằng mong muốn.Chắc chắn mỗi học sinh đều mơ ước được như Tốt-tô-chan may mắn vào học một trường như Tô-mô-e, với một thầy hiệu trưởng như ông Kô-ba-y-a-si. Riêng tôi chỉ mong cho nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ đọc sách này, để giúp thoát khỏi khuôn nếp cũ, tự tạo ra "tư duy mới" trong việc chăm sóc dạy dỗ con em.